SSR là gì? Rơ le bán dẫn là gì

SSR là gì? SSR hay còn được gọi là Rơ le (relay) bán dẫn. Nguyên lý hoạt động của rơ le bán dẫn hoạt động như thế nào? Rơ le bán dẫn 1 pha, 3 pha. SSR ngõ vào 4-20mA, 0-10v. SSR điều khiển bằng biến trở,…

SSR là viết tắt của cụm từ (tiếng Anh) Solid State Relay.

Rơ le bán dẫn cũng có chức năng tương tự như Rơ le cơ khí thông thường : dùng một dòng điện nhỏ điều khiển một tải tiêu thụ lớn hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu về Rơ le bán dẫn là gì nhé !

SSR là gì

Rơ le bán dẫn thường dùng

Cấu tạo Rơ le bán dẫn (SSR là gì)

Rơ le bán dẫn nhìn tổng quan rất gọn và đơn giản, do không có bộ phận chuyển động đóng ngắt dòng điện như contactor, relay kiếng,… Rơ le loại cơ khí khi hoạt động nghe tiếng động ” tạch, tạch”, và phát ra tia lửa điện. SSR là rơ le bán dẫn khắc phục được các nhược điểm của Rơ le cơ khí thông thường.

SSR có cấu tạo khá đơn giản bao gồm : Diot phát quang, và bộ Tri-ac

Cấu tạo Rơ le bán dẫn

Nguyên lý hoạt động Rơ le bán dẫn :

Rơ le bán dẫn có rất nhiều loại trên thị trường, chúng khác nhau về tín hiệu Input (đầu vào). Nhưng xét cho cùng thì SSR vẫn hoạt động theo một nguyên lý chung. Là dùng 1 dòng điện nhỏ điều khiển 1 tải lớn hơn rất nhiều. Dòng điện nhỏ này có thể là biến trở, tín hiệu relay từ bộ điều khiển, tín hiệu analog 4-20mA, 0-10v,…

Các loại SSR phổ biến hiện nay.

1. Rơ le bán dẫn điều khiển bằng biến trở :

SSR điều khiển bằng biến trở

Ứng dụng SSR điều khiển bằng biến trở thường được dùng cho bóng đèn sợi tóc, dây điện trở gia nhiệt trong ngành nhựa, lò nung,… Biến trở tăng giảm tương ứng với công suất của tải tăng giảm theo.

2. Relay bán dẫn điều khiển ON/OFF (Input relay)

Relay bán dẫn điều khiển ON-OFF

SSR nhận tín hiệu relay từ bộ điều khiển với nguồn điều khiển 3-32Vdc, điều khiển trực tiếp mà không cần nguồn bên ngoài. Tải ở đây có thể Motor kéo, motor bơm nước,…

3. Relay bán dẫn điều khiển analog 4-20mA (SSR ngõ vào 4-20mA)

SSR ngõ vào 4-20mA

SSR ngõ vào tín hiệu 4-20mA/ 0-10v tín hiệu ngõ ra điện áp thay đổi tương ứng với 0-220V đối với loại điện áp 1 pha.

Ưu nhược điểm của relay bán dẫn (SSR là gì)

Ưu điểm nổi bật :

  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt vào tủ điện vị trí hẹp.
  • Độ bền và tuồi thọ cao.
  • Khả năng đóng ngắt rơ le luôn tục, độ ổn định cao.
  • Khi đóng ngắt không phát ra âm thanh và tia lửa điện.
  • Tín hiệu đầu vào đa dạng.

Nhược điểm :

  • Cần tản nhiệt tốt cho relay bán dẫn khi làm việc với tải lớn
  • Tín hiệu đầu vào đa dạng. Yêu cầu kỹ thuật phải có hiểu biết về sản phẩm trước khi lắp đặt.
  • Có thể xảy ra hiện tượng dò điện và chết chập

Ứng dụng của SSR trong tực tế.

Relay bán dẫn là thiết bị không thể thiếu trong việc gia nhiệt các máy ép nhựa. Vì các điện trở gia nhiệt dùng cho máy ép nhựa có công suất khá lớn. Dòng tải vài chục đến hàng trăm Ambe (A) nguồn dùng 220/380V.

SSR bán dẫn thường dùng trong các nhà máy nhựa, lò hơi dùng điện trở gia nhiệt, máy sản xuất liên quan đến nhựa cần gia nhiệt các loại.

Ứng dụng SSR là gì